9 phẩm chất cần có để trở thành một tester giỏi
Bạn là người mới tham gia vào lĩnh vực kiểm thử phần mềm hay đang muốn chuyển đổi nghề nghiệp sang kiểm thử? Hoặc bạn là một người chuyên nghiệp trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm nhưng vẫn muốn xem tất cả những phẩm chất của một người kiểm thử phần mềm giỏi mà bạn đã sở hữu. Nếu bạn thuộc bất kỳ loại nào trong ba loại trên thì bạn nên đọc bài viết này.
Bài viết dưới đây dựa trên kinh nghiệm của 1 tester có 10 năm tham gia các dự án phức tạp trong Big data, Machine learning, Thương mại điện tử và lĩnh vực giáo dục.
1. Đồng cảm với khách hàng hoặc người dùng cuối
Phẩm chất đầu tiên và quan trọng nhất mà tester phải sở hữu là sự đồng cảm với khách hàng hoặc người dùng cuối, đặt mình vào vị trí của người dùng cuối của ứng dụng.
Thay vì tập trung vào "những gì sẽ được phát triển", tester nên tập trung vào "nó sẽ được sử dụng như thế nào". Bạn nên luôn có bức tranh lớn hơn trong tâm trí về việc sử dụng ứng dụng. Ai sẽ sử dụng nó? Họ sẽ sử dụng nó như thế nào? Chuyên môn kỹ thuật của người dùng cuối là gì? Ứng dụng có thực sự thân thiện với người dùng không?
Là một QA, bạn nên luôn luôn có những câu hỏi này trong tâm trí.
2. Hãy là một người bi quan khó tính
Điều này có thể gây ngạc nhiên cho bạn, nhưng đó là một trong những đặc điểm quan trọng nhất mà tester nên có.
Để tạo ra phần mềm mạnh mẽ và chất lượng tốt, với tư cách là tester, bạn nên xem xét kỹ lưỡng mọi thiết kế, mọi luồng và mọi cách xử lý dữ liệu đầu vào có thể có.
3. Có kiến thức về các domain
Các dự án thuộc nhiều ngành như - Ngân hàng, Bảo hiểm nhân thọ, Thương mại điện tử, v.v. thường ưu tiên xem xét những tester có kiến thức về domain cần test.
Có kiến thức về domain ứng dụng giúp ích rất nhiều trong việc kiểm thử. Nếu bạn biết rõ về domain, bạn biết rõ về ứng dụng và khách hàng, bạn dễ dàng đồng cảm với khách hàng.
4. Kỹ năng kỹ thuật
Một tester giỏi phải có chuyên môn kỹ thuật tốt và nó không chỉ yêu cầu với các Automation test, Performance test và Security test. Để kiểm thử hộp đen hoặc kiểm thử chức năng cũng phải có kỹ năng kỹ thuật tốt.
Bạn cần có kiến thức cơ sở dữ liệu, các công cụ tự động hóa như Selenium, hiểu biết về API, kiến trúc Client-Server, mạng, v.v. hoặc bất kỳ kỹ năng kỹ thuật nào khác, bạn sẽ có lợi thế hơn những người khác.
5. Chú ý đến chi tiết
Chú ý đến chi tiết giúp xác định các vấn đề thường bị bỏ lỡ. Vì mọi người đều có thể tìm thấy một vấn đề rõ ràng nhưng nó đòi hỏi sự tinh tường để tìm ra vấn đề tiềm ẩn.
6. Đẩy mọi khía cạnh của ứng dụng đến giới hạn của nó
Bạn đã nghe nói về Stress testing, Spike testing, Volume testing, Monkey testing chưa? Điểm chung giữa các loại thử nghiệm này là - những loại thử nghiệm này đẩy ứng dụng đến giới hạn của nó. Có thể là về tải, tăng đột ngột số lượng người dùng hoặc sử dụng các tệp lớn để xử lý hoặc sử dụng đại khái.
Một tester có chất lượng này có thể tìm thấy các nút cổ chai khác nhau trong ứng dụng mà khó tìm thấy khi tuân theo quy trình ứng dụng thông thường.
7. Không bao giờ cho rằng hoặc coi bất cứ điều gì là đương nhiên
Đây là một trong những phẩm chất mà chúng ta có xu hướng đánh mất khi có kinh nghiệm. Hãy nhớ rằng, khi chúng ta mới bắt đầu sự nghiệp của mình, chúng ta sẽ đọc mọi thứ, theo dõi mọi thứ một cách tỉ mỉ như thế nào. Có thể là các bước test case, dữ liệu kiểm thử hoặc bất kỳ hướng dẫn nào khác.
Nhưng khi có kinh nghiệm hơn, chúng ta có xu hướng phát triển thói quen coi mọi thứ là điều hiển nhiên. Hoặc chúng ta vô thức giả định mọi thứ. Là một tester, chúng ta không bao giờ nên giả định bất cứ điều gì. Đối với kiểm thử, chúng ta không nên coi bất kỳ luồng hoặc dữ liệu trường hợp kiểm thử nào là điều hiển nhiên. Vì vậy, ngay cả khi một trường hợp kiểm thử rõ ràng như kiểm tra một máy tính với dữ liệu đầu vào 1 + 1, chúng ta vẫn nên kiểm tra nó với sự chú ý tối đa.
8. Không ngừng phấn đấu để học hỏi những điều mới
Mỗi dự án mới đều yêu cầu tester phải có được một số kiến thức về doamin hoặc chuyên môn kỹ thuật. Ngoài ra, có một số dự án thuộc về các nền văn hóa, ngôn ngữ hoặc vị trí địa lý khác nhau.
Một tester có lòng nhiệt thành học hỏi những điều mới có thể thích ứng với các yêu cầu như vậy khá nhanh chóng.
9. Kỹ năng xã hội
Là một tester, ta phải làm việc với các bên liên quan khác nhau của dự án như developer, PM, khách hàng, BA...
Interpersonal Skill là tổ hợp các kĩ năng bao gồm kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lãnh đạo ... Có kỹ năng xã hội tốt giúp tester hợp tác tốt hơn với các bên liên quan, tạo niềm tin cho chất lượng phần mềm.
Link tham khảo: https://artoftesting.com/qualities-of-a-good-tester