Bạn hiểu gì về bản thân mình? Phần 1

Xin  chào mọi người,

Nhân ngày cuối tháng 8 mình xin phép lên 1 bài blog chủ đề cũ cũ, có thể mọi người  đã biết nhưng cũng đừng bỏ qua nhé, mình có update một số thông tin mới, khá hay đó ạ.

Chắc đến giờ mọi người cũng biết đến một số bài test tính cách có thể hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình là gì để có thể cải thiện, trở thành 1 phiên bản tốt hơn của chính mình.

Trong blog này, mình sẽ giới thiệu với mọi người một số thông tin cơ bản về bài test MBTI hay còn gọi là trắc nghiệm nghề nghiệp. Nghe qua thì mọi người cũng có thể hiểu sơ sơ là dùng trong định hướng nghề nghiệp, nhưng ngoài ra, bài test này cũng được áp dụng ở một số khía cạnh như trong tuyển dụng, hợp tác đội nhóm, hay dự đoán tính cách của bạn và người yêu mình có hợp nhau không, hơn nữa là khi bạn biết crush/người yêu mình thuộc nhóm gì thì có thể biết họ cần gì trong tình yêu, hay trong tình yêu bạn là người như nào? Cùng mình tìm hiểu nhé>>

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu MBTI là gì?

Trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs, hay Chỉ số phân loại Myers-Briggs (Myers-Briggs Type Indicator), thường được viết ngắn gọn là MBTI, là một phương pháp sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để tìm hiểu tâm lý, tính cách cũng như cách con người nhận thức thế giới xung quanh, đưa ra quyết định cho một vấn đề…

MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 nhóm cơ bản,

Nhóm 1: Xu hướng Tự nhiên: Hướng ngoại (Extroversion) - Hướng nội (Introversion)

Theo lý thuyết của Carl Jung (nhà tâm lý học nổi tiếng người Thụy Sỹ) , thuật ngữ “Hướng nội”, “Hướng ngoại” ở đây được hiểu giống như 2 thái cực trên thang đo tính cách. Và phần lớn mọi người sẽ nằm trong khoảng giữa thang đo, với tính cách có “xu hướng” nghiêng nhiều hơn về một bên so với bên còn lại.

Không giống với suy nghĩ thông thường của mọi người về cách phân biệt người có xu hướng Hướng nội hay Hướng ngoại dựa vào mức độ rụt rè/cởi mở, trên thực tế, sự khác biệt của 2 xu hướng này lại nằm ở cách mà họ tái tạo/nạp năng lượng.

  • Người có xu hướng Hướng nội lấy lại năng lượng của mình bằng việc dành thời gian riêng tư cho bản thân. Họ thường bị mất năng lượng khi ở môi trường phải tiếp xúc với nhiều người trong thời gian dài, đặc biệt là trong những đám đông.
  • Người có xu hướng Hướng ngoại, ngược lại, tái tạo năng lượng thông qua việc giao tiếp với người khác. Những người này thực sự bị tụt năng lượng khi phải ở một mình quá nhiều.
Thang đo tính cách

Điều này có nghĩa rằng: người Hướng nội vẫn có thể có kỹ năng giao tiếp tốt, tự tin, cởi mở với mọi người xung quanh, chỉ là sau đó họ cần thời gian riêng tư để cảm thấy thoải mái và nạp năng lượng. Còn người Hướng ngoại cũng sẽ có những lúc muốn được ở một mình, suy ngẫm trong sự yên tĩnh, nhưng thường thì khoảng thời gian này không kéo dài mà được họ bù đắp bằng những cuộc trò chuyện, tương tác với nhiều người khác.

Nhóm 2: Tìm hiểu và Nhận thức Thế giới: Giác quan (Sensing) - Trực giác (INtution)

Đây là 2 xu hướng đối lập nhau về cách con người tiếp nhận thông tin từ thế giới xung quanh.

Thế giới được hiểu và nhận thức thông qua các giác quan cụ thể, ví dụ như màu sắc, hình ảnh thì sẽ thông qua mắt để nhận biết, mùi vị, âm thanh sẽ nhờ tai để cảm nhận, phân tích. Ngoài ra, 5 cơ quan sẽ cùng liên tục sắp xếp, phân loại các sự kiện thực tế đang diễn ra một cách đồng thời để cung cấp ngược lại những thông tin từng diễn ra trong quá khứ. Hay mọi người có thể hiểu đơn giản hơn, với các bạn có yếu tố S thì chú ý đến những chi tiết nhỏ nhỏ, làm details giỏi hơn.

Nếu tìm hiểu nhận thức thế giới thông qua trực giác, não bộ chính là đơn vị phải có trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, phân tích, lí giải những mô hình thông tin để thu thậ các luồng dữ liệu, trước và sau đó đồng thời sắp xếp các mô hình, liên hệ chúng lại với nhau. Não bộ phải làm việc hết sức, suy đoán và phán đoán tương lai. Và ngược lại với nhóm S, các bạn cố yếu tố N thì sẽ thường có cái nhìn bao quát, toàn cảnh.

Mọi người có thể tham khảo cách kết hợp của 2 nhóm đầu tiên trong MBTI tại link này ạ, mình thấy khá hay: LINK

Nhóm 3: Quyết định và lựa chọn: Thinking (Lý trí) / Feeling (Cảm xúc)

Đây là 2 xu hướng đối lập về cách con người đưa ra quyết định và lựa chọn của mình.

Trong não bộ của chúng ta, phần lí trí là phần được đánh giá cao nhất, nó có vai trò tìm hiểu các thông tin liên quan dựa trên các bộ phân tiêu chí đúng sai, trái hay phải. Sau đó, suy luận một cách logic mới trực tiếp cho đáp án cụ thể nhất, có căn cứ nhất, có khoa học nhất.

Phần cảm xúc của não bộ sẽ xem xét sự việc trên tổng thế các vấn đề cảm tính, yêu hay ghét, hận hay thu đồng thời các yếu tố đó có sự tác động qua lại lẫn nhau, không có một sự rạch ròi, đó là bản chất của vấn đề cảm xúc do não quyết định.

Nhóm 4: Cách thức hành động: Judging (Nguyên tắc) / Perceiving (Linh hoạt)

Đây là 2 cách thức mà mỗi người chúng ta lựa chọn để tác động tới thế giới bên ngoài.

Nguyên tắc: tiếp cận thế giới có kế hoạch, có tổ chức, có chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết quả rõ ràng.

Linh hoạt: tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm phương pháp để thích nghi với hoàn cảnh, thích một kết quả bỏ ngỏ, chấp nhận các cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch.

Dựa trên 4 nhóm cơ bản, bài test MBTI sẽ chia thành 16 loại tính cách:

Test MBTI

Khi tìm hiểu xong một số thông tin cơ bản về MBTI, mọi người cùng làm bài test này để hiểu kỹ hơn nhé:

Test MBTI=> xác định mình là nhóm nào: LINK

Sau khi xác định được tính cách mình và bạn bè của bạn, bạn hãy check biểu đồ này xem đúng không ạ? Đây là biểu đồ cho thấy sự tương thích của các khung tính cách, xem mình thường làm việc, hay tương tác hợp với nhóm nào

Về tình yêu: mọi người có thể tham khảo trong Link này. Mình được review lại bởi các bạn đã có người yêu thì khá đúng: LINK

Mọi người chọn tính cách rồi  kéo hết trang để tìm bài quan tâm nha: có khá nhiều bài trong các hoàn cảnh như: fall in love, under stress, motivation,...Nói chung tùy từng tính cách sẽ có các bài khác nhau, mọi người có thể tham khảo nhé.

Lưu ý: bài test MBTI có thể thay đổi theo thời gian, nên khi đọc các phân tích, mọi người tham khảo tại thời điểm làm thôi nhé.

P/S: có thể bạn chưa biết: bài test MBTI bị phủ nhận bởi chính cộng đồng các nhà tâm lý học do không có nền tảng lý thuyết vững chắc và thiếu tính khoa học. Nhưng bạn cứ làm test thử xem sao=))