Characteristics Of A Bad Software Tester

Trong bài viết trước tôi đã chia sẻ về 9 phẩm chất cần có để trở thành một tester giỏi (pirago.vn). Nhưng muốn trở thành một teser giỏi, bạn cần cố gắng để không là một "bad tester". Bài viết này tôi sẽ trình bày về 9 đặc điểm của một tester tồi.

1) Giao tiếp kém:

Tester cần giao tiếp nhiều với cả khách hàng, developer và các bên liên quan, vì vậy việc giao tiếp kém dẫn đến nhiều ảnh hưởng trong công việc của cả tester và dự án.

Một số biểu hiện của sự yếu kém trong giao tiếp:

  • Thiếu năng lượng trong giao tiếp
  • Sợ bị từ chối, phản đối khi đưa ra yêu cầu, ý kiến
  • Thiếu sự chuẩn bị

2) Thiếu kiến thức kĩ thuật

Tester không có hoặc ít kiến thức về kĩ thuật dẫn đến sự khó hiểu các tài liệu yêu cầu trong dự án, gây sự nghi ngờ và mất niềm tin vào chất lượng phần mềm. Một số nguyên nhân dẫn đến việc thiếu kiến thức kĩ thuật:

  • Thiếu các chương trình đào tạo tại nơi làm việc
  • Thiếu thái độ học hỏi
  • Thiếu thực hành

3) Báo lỗi mà không phân tích

Trong quá trình kiểm thử, tester phải báo cáo bug ngay lập tức khi họ nhận thấy rằng kết quả thực tế không đáp ứng yêu cầu. Nhưng trước đó, tester nên điều tra về nguyên nhân gây ra lỗi.

Nếu tester không phân tích, điều tra nguyên nhân gây ra lỗi thì có thể dẫn đến việc mô tả lỗi không rõ ràng, developer mất nhiều thời gian để điều tra và fix bug hơn.

Một số nguyên nhân gây ra lỗi mà tester có thể dễ dàng điều tra trước khi báo bug với developer là

  • Dữ liệu thử nghiệm không hợp lệ
  • Môi trường không ổn định

4) Không tuân theo quy trình chất lượng

Mỗi tổ chức có các quy trình chất lượng khác nhau giúp họ thực hiện dự án thành công. Hiệu suất cá nhân và nhóm thường được đo lường bằng cách sử dụng các quy trình này. Nếu tester không tuân theo các quy trình như vậy có thể ảnh hưởng đến chất lượng, do đó sẽ dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng.

Dưới đây là một vài ví dụ về việc không tuân thủ các quy trình chất lượng:

  • Không sử dụng đúng template testcase, report...
  • Không tuân theo quy trình review.

5) Kiểm thử được thực hiện trên giả định

Khi được giao cho các tài liệu thiếu rõ ràng, khó hiểu từ khách hàng hoặc BA, thay vì đặt các câu hỏi để làm rõ tài liệu, "bad tester" có thể thực hiện kiểm thử theo cách hiểu của mình, dẫn đến không hiểu đúng các tính năng của hệ thống, làm sót các lỗi nghiêm trọng,.

6) Thiếu thái độ "Test to Break"

Kiểm thử là một quá trình để tìm ra một lỗi trong hệ thống. Tester cần cố gắng thực hiện test nhiều kịch bản test nhất có thể, kể cả các kịch bản tiêu cực để tìm được các bug nghiêm trọng trong hệ thống.

Thay vì thực hiện như trên, "bad tester" sẽ chỉ thực hiện các kịch bản tích cực, những gì được đưa ra trong yêu cầu - HAPPY CASE.

7) Không cố gắng nâng cao kĩ năng kiểm thử

Ngành công nghiệp phần mềm đang thay đổi mỗi ngày và có rất nhiều công nghệ và công cụ mới nổi có thể được sử dụng trong quá trình kiểm thử phần mềm. Tester có trách nhiệm cập nhật kiến thức về các công cụ có thể triển khai nó trong dự án của họ trong hiện tại và tương lai.

Một "bad tester" chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình và không còn tìm hiểu về công cụ, công nghệ, ngôn ngữ, v.v. Họ không vượt quá giới hạn của mình và học hỏi những điều mới, cũng không tìm kiếm thông tin mới trong ngành công nghiệp phần mềm.

8) Thiếu hiểu biết sâu sắc về khách hàng

Người kiểm thử có trách nhiệm kiểm tra xem một ứng dụng có hoạt động theo yêu cầu hay không. Ngoài ra, họ cần xem xét quan điểm của người dùng cuối trong khi thử nghiệm. Một "bad tester" sẽ chỉ xem xét các yêu cầu và xác định các lỗi mà không thể hiểu nhu cầu của khách hàng.

9) Bất cẩn

Đôi khi, Tester có thể trở nên lười biếng trong khi kiểm thử một ứng dụng nhưng hãy nhớ rằng những thói quen như vậy sẽ khiến bạn trở thành một "bad tester". Một số ví dụ về sự bất cẩn của tester:

  • Quên thêm evidence.
  • Không cung cấp đủ và đúng thông tin khi log bug.
  • Báo cáo dài dòng và thiếu chính xác.

Trên đây là danh sách các đặc điểm của một "bad tester". Hầu hết trong số này cũng có thể áp dụng cho bất kỳ nghề nghiệp liên quan nào khác.

Nếu bạn muốn thành công trong côg việc tester thì bạn cần tránh những đặc điểm này hoặc bạn cần loại bỏ chúng càng nhanh càng tốt.

Link tham khảo: Characteristics of a Bad Software Tester (softwaretestinghelp.com)