Khái quát về CMMI

1.CMMI là gì?

  • CMMI (Capability Maturity Model Integration) là 1 framework sản xuất đã được chứng minh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả phát triển cho cả phần cứng và phần mềm.
  • CMMI là 1 con một con đường cải tiến phát triển cho phần mềm và cho tổ chức từ non nớt đến trưởng thành, có kỷ luật.
  • CMMI mô tả các yếu tố chính của một quy trình phần mềm hiệu quả.
  • CMMI, được xây dựng, sử dụng 5 cấp độ để mô tả sự trưởng thành của tổ chức

CMMI có lợi ích gì?

  • Doanh nghiệp
    + Tăng cường hiệu quả và hiệu suất thông qua việc cải tiến quy trình
    + Quản lý rủi ro tốt hơn
    + Tạo niềm tin cho khách hàng
    + Cải thiện quản lý dự án
    + Tăng cường sự linh hoạt do CMMI khuyến khích sự linh hoạt và tăng cường thích nghi trong quá trình làm việc
  • Người lao động
    + Môi trường làm việc, văn hóa làm việc tốt hơn.
    + Vạch rõ vai trò và trách nhiệm của từng vị trí công việc.
    + Đánh giá đúng năng lực, công nhận thành tích.
    + Giảm căng thẳng trong công việc
    + Có cơ hội thăng tiến.
    + Liên tục phát triển các kỹ năng cốt yếu.

Báo cáo về lợi ích của CMMI

Hiểu nhầm thường gặp:

2.   Cấu trúc của CMMI

Mô hình CMMI v2.0 gồm tập hợp các bài học kinh nghiệm và 6 thành phần chính

1. Maturity Levels ( Mức độ phát triển)

Là một tính năng được áp dụng từ mô hình Software CMM, dùng để định nghĩa ra các cấp độ trưởng thành của quy trình từ đó đưa ra các process area tương ứng

2. Capability Levels (Mức độ năng lực)

Là một tính năng được áp dụng từ mô hình SECM (software engineering capability model) và IPD-CMM (intergrated product development) được dùng để định nghĩa ra một số process area đặc biệt và những vấn đề liên quan.

3. Process ares

Là một tập các hoạt động được áp dụng trong một lĩnh vực của quy trình. Những hoạt động này được triển khai để đảm bảo hoàn thiện một lĩnh vực trong toàn bộ truy trình. Ví dụ:trong 1 process area- quản lý dự án, để quản lý dự án thành công, người quản lý cần phải thực hiện 1 loạt các hành động như lên plan, quản lý plan của dự án, quản lý nhà cung cấp của dự án...

4. Goals- Generic and Specific

Là những yếu tố mọi process area đều có, được dùng để hệ thống hóa mỗi quy trình. Ví dụ để hệ thống hóa một quy trình phát triển phần mềm, ta định nghĩa ra các quy trình trình như quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch...

5. Common Feature

Là thuộc tính dùng để chỉ ra lúc nào, ở đâu một process area có hiệu quả, được lặp lại hoặc kết thúc.

6. Practices- Generic and Specific

Ứng với mỗi goals là một tập các practices để đạt được goals đó. Ví dụ: sau khi định nghĩa ra các goals là quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch... ta phải định nghĩa ra các hành động để đảm bảo cho mục tiêu quản lý tiến độ, quản lý kế hoạch...

Các cấp độ trong CMMI

3.   So sánh CMMI và ISO

4.   Lộ trình thực hiện