Nghề Tester – Bước đi sao cho đúng?

Hello mọi người. Lại là mình đây. Gumiho 🦊 Hôm nay mình sẽ trải chút lòng về "nghề" mà mình đang theo và đuổi 😅 Mọi người đọc, like, share và comment thật nhiệt tình nhé. Cảm ơn đã lắng nghe 😊

Nghề Tester – Bước đi sao cho đúng?

1. Nghề Tester là gì?

"Tester là người kiểm thử phần mềm để tìm kiếm các lỗi, sai sót hay bất cứ vấn đề nào có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm." Đây là cách định nghĩa chung mà tôi copy trên mạng =)))) còn để tôi nói cho bạn hiểu theo cách của tôi :D

Tester là nghề đi soi, soi từ vi khuẩn đến tế bào. Bạn sẽ làm mọi cách, sử dụng tất cả "năng lực", giác quan của bạn để soi, để niềm tin bạn đảm bảo rằng cái bạn soi đã "ổn" và "chất lượng" =)))

2. Những định kiến và hậu quả về nghề Tester

A. "NHÀN?"

Ai cũng nghĩ nghề này nhàn lắm, ngồi chơi cả ngày rồi cuối ngày bên Developer làm xong phần nào đó thì chạy ra test là được. Bingo!! Nhưng "ngồi chơi cả ngày" thì chơi cái gì vậy? Liệu sếp bạn sẽ để cho bạn ngồi chơi, đánh game, hoặc liệu trong lý trí của bạn có cho phép bạn "chơi". Nếu có, hẳn bạn tên là Tester, chứ không phải người đi làm nghề Tester rồi :D

Công việc nào rồi cũng sẽ có những lúc này lúc kia, tùy vào dự án, môi trường và mô hình làm việc mà "nhàn" được định nghĩa đúng nghĩa. Vì vậy đừng đánh đồng tất cả những con người tâm huyết với nghề Tester nhé!

B. "AI CŨNG LÀM ĐƯỢC"

Không sai, nhưng cũng không hẳn là đúng nhé. Vì đối với một Tester, bạn cần có những tố chất riêng như tỉ mỉ, cẩn thận, chăm chỉ và kiên trì. Liệu có chắc rằng ai cũng có tố chất này. Tại sao nghề Tester thì hầu hết là nữ giới chứ không phải nam giới theo đuổi? Tại sao chỉ có hơn một nửa trong số nữ giới đó theo đuổi đến cùng, còn lại thì bỏ dỡ và từ bỏ. Trong số những người theo đuổi nghề này, thì chỉ có 2/3 hoàn thành tốt công việc của mình, còn lại thì chật vật, phải hỏi người này người kia cách xử lý, thụ động trong công việc.

Cũng mong rằng chữ "LÀM" sẽ được hiểu đúng nghĩa. Ví dụ như nấu ăn, ai cũng nấu được, nhưng nấu ăn được, và nấu ăn ngon là 2 định nghĩa hoàn toàn khác nhau nhé =)))

"AI CŨNG LÀM ĐƯỢC", nhưng phải là LÀM chất lượng nhé ;)

C. "CÓ CŨNG ĐƯỢC, KHÔNG CÓ CŨNG CHẲNG SAO"

Hẳn ai trong nghề nghe tới câu này cũng rất mủi lòng, vì cái nghề mình tâm huyết lại bị người khác "coi thường" như vậy. Với những công ty chú trọng, coi trọng đến quy trình, thì nghề này là một phần không thể thiếu, nhưng đối với những công ty quy trình không rõ ràng, chưa hiểu rõ được vai trò quan trọng của nghề này thì thật đáng buồn.

"Không có Tester thì Developer vẫn làm ra được sản phẩm." Nhưng liệu bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi, sản phẩm như thế nào? Nếu không có Tester, thì nó chỉ là "sản phẩm", nhưng nếu có Tester thì nó sẽ là "sản phẩm" :D

D. "HẬU... QUẢ"

Mọi thứ sẽ đều có nguyên nhân và kết quả. Định kiến cũng thế, nó sẽ luôn kéo theo hậu quả. Những định kiến mang tính tiêu cực, sẽ luôn kèm theo là những hậu quả nghiêm trọng. Với ngành công nghệ phần mềm nói riêng, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ.

  • Không chỉ người ngoài nghề, mà một số Tester cũng tự "coi thường" công việc của mình :(( thật đáng buồn, họ không còn có hứng thú tìm tòi, học hỏi những cái mới, trau dồi bản thân nữa. Không có trách nhiệm cao trong công việc, ảnh hướng xấu tới chất lượng sản phẩm.
  • Nhiều người trái ngành muốn học và làm Tester chỉ vì nghe đồn "dễ", " ai cũng làm được". Dĩ nhiên, nếu muốn thì ai cũng có thể bắt đầu, nhưng họ sẽ không thể đi xa hơn được những Tester có nền tảng kiến thức về IT. Nếu có thì họ phải dành gấp đôi thời gian so với bình thường để đuổi kịp và cũng cần phải nỗ lực hơn rất nhiều.

3. Trang bị những gì để bước vào "nghề"

A. Khi bạn theo đuổi nghề vì đam mê nhưng trái ngành

  • Hãy học qua một lớp đào tạo Tester cơ bản. Tester là gì? Làm công việc gì? Cần những kĩ năng nào?
  • Tìm hiểu thêm về kiến thức ngành IT đối với một Tester
  • Nắm được quy trình phát triển phần mềm, mô hình phát triển phần mềm

=> Tài liệu là vô tận, hãy tận dụng "hứng thú" tại thời điểm bạn khao khát theo nghề để đi đúng hướng nhé

B. Khi bạn theo đuổi nghề vì "nghiện" với ngành

  • Dù bạn đã có kiến thức chuyên ngành nhưng cũng nên tham gia 1 khóa Tester cơ bản để hiểu rõ hơn về nghề
  • Tận dụng kiến thức đã có, áp dụng, trau dồi và rút ra thật nhiều bài học
  • Tìm tòi, tự học các kiến thức nâng cao hơn với nghề, mở rộng sự hiểu biết của bản thân
  • Ôn luyện, tham gia các khóa học nâng cao, luyện thi các chứng chỉ quốc tế chuyên ngành
  • Dù là trái ngành hay đang đi đúng hướng, thì bạn cũng nên có sẵn trong mình tính cẩn thận, tỉ mỉ, chăm chỉ, thật thà, sự linh động, khả năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết tốt vấn đề. Chắc chỉ từng này là kha khá cho các bạn muốn nhập ngũ với nghề nha :D

4. Con đường chúng ta đi

Có câu nói rằng: "Đừng ngồi đó mà khoanh tay nhìn ngó. Hãy hành động và sống một cuộc sống huy hoàng và trọn vẹn."

Nếu bạn chỉ dám mơ mà không dám thực hiện, nếu bạn chỉ nghĩ là không chịu bắt tay vào làm. Thì tất cả chỉ là "NẾU".

Cây nào cũng có thật nhiều cành, nhánh. Nghề Tester cũng vậy. Nếu bạn đã và đang đi làm, nhưng vẫn mơ hồ về định hướng sau này để phát triển bản thân thì hãy tham khảo dưới đây nhé:

  • BA (Business Analyst): hướng technical, đòi hỏi kỹ năng phân tích, giao tiếp và hiểu biết rộng về các lĩnh vực. Bạn cũng cần trau dồi cho mình thêm vốn ngoại ngữ để có được mức lương hấp dẫn nhé
  • Test Manager: cái này chuyên sâu hơn về quy trình, quản lý. Hầu hết đi theo hướng từ Fresher rồi lên dần Test Leader, và cuối cùng là Test Manager
  • Comtor: hãy cấp tốc đi học tiếng Nhật, cùng với chút văn phong rõ ràng, mạch lạc, kết hợp với ngôn ngữ chuyên ngành
  • Test Automation: đòi hỏi biết thêm về lập trình, nhưng trước đó bạn nên là Test Manual "chính hiệu" nhé. Để con đường đi tới Auto bớt chông gai hơn :D
  • Test nghiệp vụ: đây là hướng đi khá hay nhưng cũng khá dở. Vi dụ bạn chọn hướng chuyên test về game chẳng hạn, thì bạn sẽ là một chuyên gia test game, nhưng nếu có ý định chuyển công ty, thì sẽ có ít cơ hội cho bạn được join vào các công ty có dự án về ngân hàng, thương mại điện tử, chứng khoán....

CHÚC BẠN SẼ TRỞ THÀNH MỘT TESTER GIỎI VÀ CHUYÊN NGHIỆP. TÂM HUYẾT VỚI NGHỀ VÀ TRAO LẠI NHỮNG GIÁ TRỊ VÀNG.