Swiss System

Hệ Thụy Sĩ, thể thức Thụy Sĩ hay Swiss System là một phương pháp tổ chức giải đấu phổ biến được dùng trong thể thao đặc biệt là một số bộ môn như cờ vua, cờ vây, …. Đặc biệt hơn, Giải Bóng đá Vô địch các Câu lạc bộ châu Âu (UEFA Champions League) 2024 và Chung kết thế giới bộ môn Liên minh huyền thoại (League of Legends World Championship) 2024 cũng sẽ sử dụng hệ Thụy Sĩ thay cho vòng bảng truyền thống. Vậy ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem vì sao thể thức này được áp dùng ngày càng nhiều hơn.

Nguồn gốc

Thể thức này lần đầu được áp dụng tại một giải cờ vua ở Zurich năm 1895 bởi Julius Muller, kể từ đó được biết tới dưới tên gọi ‘Swiss system’, và hiện được sử dụng ở nhiều bộ môn đặc biệt các bộ môn liên quan đến cờ như cờ vua, cờ vây.

Vì sao lại  sử dụng Swiss System ?

Thể thức Thụy Sĩ được tạo ra để khắc phục những điểm yếu của những thể thức thường dùng trước đó. Phổ biến nhất là hai thể thức vòng tròn một lượt (Round robin) và vòng loại trực tiếp (knockout). Ở thể thức vòng tròn một lượt, nơi mỗi đấu thủ sẽ lần lượt đối đầu với tất cả các đấu thủ khác, số trận đấu có thể trở nên rất lớn. Ví dụ với 4 đấu thủ thì mỗi người sẽ thi đấu 3 trận và tổng cộng có 6 trận đấu. Tuy nhiên, nếu giải đấu có 16 đội thì số trận đấu sẽ thành 120 trận được thi đấu trong 15 vòng đấu. Trái ngược lại với vòng tròn thì là thể thức loại trực tiếp. Ở đây, chỉ với 1 trận thua thì đồng nghĩa với việc kết thúc giải đấu. Nó sẽ tạo ra những trải nghiệm ở tốc độ cao và đầy kịch tính, tuy nhiên nó cũng bao hàm rất nhiều sự may rủi, đôi lúc là sự bất công.

Vậy Swiss Sytem là gì ?

Có 7 nguyên tắc chính của thể thức Thụy Sĩ:

  1. Số lượng vòng đấu sẽ được định trước.
  2. 2 đội/đấu thủ sẽ không gặp nhau quá 1 lần.
  3. Một đội/đấu thủ sẽ không phải thi đấu với tất cả đội/đấu  thủ khác.
  4. Việc xếp cặp ở vòng đầu tiên có thể được quyết định hoàn toàn ngẫu nhiên hoặc phân chia theo hệ thống xếp hạng, hoặc dựa vào trình độ của các đội/ đấu thủ tham gia.
  5. Việc xếp cặp ở các vòng sau sẽ dựa vào kết quả của vòng thi đấu trước. Các đội/đấu thủ thắng sẽ gặp những đội/ đấu thủ cũng thắng ở vòng trước. Các đội/ đấu thủ thua sẽ được xếp cặp với nhau.
  6. Nếu số đội/ đấu thủ tham gia là lẻ, 1 đội/ đấu thủ được bỏ qua vòng đầu sẽ nhận được một trận thắng miễn phí. Tuy nhiên, mỗi đội/ đấu thủ sẽ chỉ nhận được điều này 1 lần duy nhất trong suốt giải đấu.
  7. Đội/ đấu thủ sở hữu nhiều điểm nhất sau vòng đấu cuối cùng sẽ được coi là chiến thắng.

Với việc tuân thủ chặt chẽ bảy nguyên tắc trên, thể thức Thụy Sĩ sẽ khắc phục tối đa những điểm yếu của những thế thức cũ. Thể thức này có thể kiểm soát lượng đội/ đấu thủ lớn tham gia, giảm sự may rủi tới mức tối, tạo môi trường thi đấu công bằng với tất cả. Ví dụ với 100 đội tham gia, thể thức Thụy Sĩ có thể xác định người chiến thắng với chỉ 9 vòng đấu. Trong khi đó thể thức vòng tròn một lượt cần tối đa 99 vòng.

Điểm yếu cảu Swiss system.

Ngoài những ưu điểm đã được nêu ở trên, thể thức Thụy Sĩ cũng vẫn có những nhược điểm của nó.

Điểm rõ ràng nhất, dù thể thức Thụy Sĩ đã hạn chế được mặt tiêu cực của cả thể thức loại trực tiếp và vòng tròn một lượt, tuy nhiên không hoàn toàn triệt tiêu được chúng. Sự may mắn vẫn tồn tại dù đã được hạn chế ở mức nhất định. Dưới góc nhìn của một người tham dự, họ sẽ luôn phải đối mặt với nhũng đối thủ có kỹ năng tương đương họ. Nếu bạn là một kẻ mạnh, bạn sẽ luôn được ghép cặp với những đối thủ mạnh nhất.

Vi lý do trên, tỷ lệ bạn thua cuộc ở vòng đấu đầu tiên sẽ lớn hơn và bạn sẽ phải phục hồi nhanh nhất có thể và không được đánh mất tinh thần, nếu không bạn sẽ gặp khó khăn lớn từ những đối thủ ở những vòng sau.

Những đấu thủ/ đội được đánh giá thấp có thể lợi dụng điều này. Nếu họ có khởi đầu tốt thì sẽ có được tâm lý chiến thắng cho phần còn lại .

Cuối cùng, thể thức này thiếu đi sự kịch tính và trải nghiệm căng thẳng như thể thức vòng loại trực tiếp, các đội sẽ luôn có cơ hội làm lại trước khi họ thi đầu vòng cuối cùng.

Cách các giải đấu tận dụng thể thức Thụy Sĩ

Trong nhiều giải đấu hiện nay, thường sẽ được chia thành 2 giai doạn vòng bảng và vòng loại trực tiếp. Thể thức Thụy Sĩ thể hiện rất tốt vòng bảng. Giả sử với 1 giải đấu với 16 đội. Vòng bảng sẽ diễn ra với 5 vòng đấu, để đủ điều kiện tham gia vòng loại trực tiếp  1 đội sẽ phải đạt được 3 chiến thắng. Sau vòng bảng sẽ có một nửa số đội phải ra về, còn lại một nữa sẽ tham gia vòng loại trức tiếp (tứ kết, bán kết và chung kết). Sự kết hợp này đem lại môi trường thi đấu công cho các đội tham gia mà vẫn giữ được sự căng thẳng kịch tính cho đến những phút cuối.

Infographic giới thiệu cấu trúc điển hình của một giải đấu thể thao điện tử.Nguồn ảnh: steemitimages.com