Test plan
Test plan là gì?
Test plan là tài liệu tổng quan về việc kiểm thử phần mềm của một dự án, bao gồm phạm vi dự án, hướng tiếp cận, quy trình kiểm thử, tài nguyên và nhân lực cần có, các tính năng cần được test và không cần phải test, các công cụ và môi trường test cần có.
Tầm quan trọng của Test plan
- Test Plan giúp xác định effort cần thiết để xác nhận chất lượng của ứng dụng đang kiểm thử.
- Giúp các bên liên quan như developer, quản lý dự án, quản lý doanh nghiệp, khách hàng hiểu chi tiết về kiểm thử.
- Các khía cạnh quan trọng như Test Estimation, Test Scope, Test Strategy được ghi lại trong Test Plan, nhóm quản lý có thể xem xét, tham khảo và áp dụng lại cho các dự án khác.
Các bước lập Test plan
Bước 1: Phân tích sản phẩm
- Ai sẽ sử dụng trang web này?
- Ứng dụng được dùng để làm gì?
- Trang web này sẽ hoạt động như thế nào?
- Các phần mềm / phần cứng liên quan là gì?
Bước 2: Xây dựng chiến lược kiểm thử
2.1, Xác định phạm vi kiểm thử:
Xác định phạm vi kiểm thử giúp các member biết những gì cần test và không cần test . Có những dự án yêu cầu test cả API, Database..., cũng có những dự án không yêu cầu. Vậy việc xác định phạm vi kiểm thử giúp tester phân bổ đúng nguồn lực khi thực hiện test.
2.2, Xác định loại kiểm thử:
Có rất nhiều loại test để kiểm thử sản phẩm phần mềm. Team của bạn không thể có đủ effort để xử lý tất cả các loại kiểm thử. Nếu là Test Manager, bạn phải đặt mức độ ưu tiên của các loại testing. Loại nào nên được tập trung để kiểm thử ứng dụng web? Loại nào nên được bỏ qua để tiết kiệm thời gian và chi phí?
2.3, Tạo và lưu trữ tài liệu về các rủi ro và cách phòng tránh
Rủi ro là sự kiện không chắc chắn xảy ra trong tương lai nhưng có xác suất xảy ra. Khi rủi ro thực sự xảy ra, nó sẽ trở thành vấn đề.
2.4, Tạo Test logistics:
Xác định thời gian và nhân sự thực hiện kiểm thử phần mềm.
Bước 3: Xác định mục tiêu kiểm thử
Mục tiêu kiểm thử là tìm ra càng nhiều lỗi phần mềm càng tốt; đảm bảo rằng phần mềm được kiểm tra không có lỗi trước khi phát hành.
Để xác định mục tiêu kiểm thử, bạn nên thực hiện 2 bước sau :
- Liệt kê tất cả các tính năng phần mềm (các chức năng, performance, GUI…) có thể cần kiểm thử.
- Xác định mục tiêu hoặc mục đích của kiểm thử dựa trên các tính năng đã liệt kê ở trên
Bước 4: Xác định tiêu chí kiểm thử
Tiêu chí kiểm thử là một tiêu chuẩn hoặc quy tắc mà theo đó một quy trình kiểm thử hoặc đánh giá kiểm thử có thể được dựa trên. Có 2 loại tiêu chí kiểm thử như sau :
- Tiêu chí đình chỉ kiểm thử (Suspension Criteria)
Việc kiểm thử sẽ bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ nếu gặp tiêu chí đình chỉ kiểm thử. Ví dụ như khi có 50% lượng testcase bị failed, team test sẽ ngừng test và yêu cầu team developer thực hiện review lại và sửa lỗi. - Tiêu chí kết thúc kiểm thử (Exit Criteria)
Tiêu chí kết thúc kiểm thử nhằm xác định các tiêu chí hoàn thành việc kiểm thử. Tuỳ vào mỗi dự án, tiêu chí kiểm thử có thể khác nhau. Ví dụ: tất cả các testcase đều pass và khách hàng chỉ trả về các bug giao diện, không có bug function.
Bước 5: Lập kế hoạch Resource
Resource plan là một bản tóm tắt chi tiết của tất cả các loại tài nguyên cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ của dự án. Resource có thể là con người, thiết bị và vật liệu cần thiết để hoàn thành một dự án
Việc lập Resource plan là yếu tố quan trọng của việc lập Test Plan vì giúp xác định số lượng Resource (nhân viên, thiết bị…) được sử dụng cho dự án. Do đó, Test Manager có thể lập lịch trình & dự toán chính xác cho dự án.
Bước 6: Lập kế hoạch môi trường kiểm thử:
Test Environment là một thiết lập của phần mềm và phần cứng mà nhóm kiểm thử sẽ thực hiện các trường hợp kiểm thử. Test Environment bao gồm môi trường business và người dùng thực tế, cũng như môi trường vật lý, chẳng hạn như máy chủ, môi trường chạy giao diện người dùng.
Bước 7: Schedule & Estimation
Estimation
Test Estimation là một hoạt động quản lý ước lượng thời gian, chi phí... cần thiết để hoàn thành một công việc kiểm thử. Estimating cho kiểm thử là một trong những hoạt động quan trọng trong Test Management.
Xem thêm tại Kĩ thuật Estimation trong kiểm thử (pirago.vn)
Schedule
Dựa vào thời gian đã estimate ở trên để tạo schedule cho việc kiểm thử.
Bước 8: Deliver sản phẩm thử nghiệm
Deliver sản phẩm thử nghiệm là danh sách tất cả các tài liệu, công cụ và các thành phần khác phải được phát triển và duy trì để hỗ trợ kiểm thử.
Trên đây là cách lập Test plan cho dự án kiểm thử phần mềm. Mong rằng bài viết có thể hỗ trợ bạn trong quá trình lập test plan cho dự án.
Chúc bạn một ngày tốt lành :))))
Link tham khảo: TEST PLAN in Software Testing (Example) (guru99.com)