Văn hóa phi vật thể của người Chăm tại Việt Nam

Văn hóa phi vật thể của người Chăm tại Việt Nam

Xinchao mọi người, vào đầu tháng 11 em có chia sẻ chủ đề về người Chăm ở Việt Nam, tuy nhiên còn một phần khá thú vị về văn hóa của người Chăm mà em mới tìm hiểu được nên em sẽ sharing thêm 1 chút kiến thức nhỏ của mình về người Chăm nữa.

  1. Tôn giáo tín ngưỡng
    1.1 Tôn giáo
    Trong dân tộc Chăm tồn tại 3 loại tôn giáo là đạo Bà la môn, đạo Bà ni và nhóm
    theo đạo Islam
    Đạo Bà la môn
    - Đạo bà la môn phát sinh ở ấn độ, trước khi đạo phật ra đời hàng nghìn năm.Được du nhập và Đông nam á nói chung và chăm-pa nói riêng từ rất sớm.Khoảng từ thếkỉ II,III.Đạo Bà la môn phổ biến ở Ninh thuận và bình thuận
  • Theo quan niệm của đạo bà la môn,brahman là 1 vị thần, brahman là một linh hồn của vũ trụ. Brahman còn biểu hiện của tô tem giáo( thờ bò ,thờ khỉ, 1 số cây...)theo thần thoại của Brahman thì con người vũ trụ khổng lồ -purusan sinh ra 4 đẳng cấp:
    Đẳng cấp tăng lữ sinh ra từ miệng,đẳng cấp chiến sĩ từ tay, đẳng cấp thứ dân từ đùi, đẳng cấp cùng dân từ chân
    Đạo bà la môn tôn thờ 3 vị thần : Bà-la-môn, Vishnu, và thần Siva. Bà-la-môn là vị thần sáng tạo, Vishnu là vị thần bảo tồn và Siva là vị thần hủy diệt. Nhìn chung Ba-la-môn có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người chăm ở nam trung bộ. Điều này được thể hiện ở các công trình kiến trúc tháp và lễ hội của người Chăm.Đạo bà la môn dần được địa phương hóa – đồng hóa thành các vị thần dân tộc chăm.Đó là Pô naga-mẹ xứ sở và 2 vị vua rất có công : Pô klong galai và Pô-rômê
    Hàng năm , tu sĩ và dân chúng tổ chức tế lễ tại lăng, tháp thờ các vị vua-thần này
    -Hệ thống chức sắc của Bà la môn có 2 tầng lớp :
    +Chức sắc tu sĩ Pà-xế: Có vị trí cao nhất trong xã hội,biết chữ Chăm, sách cổ về
    nghi thức hành lễ,, hiểu biết tập tục, truyền bá và thực hiện các nghi lễ tôn giáo
    +Chức sắc dân gian: gồm các nghệ nhân sử dụng nhạc lễ,trang trí, thầy cúng thầy pháp
    -Hệ thống giáo lý, giáo luật
    Không có hệ thống giáo lý, giáo luật rõ ràng, được các pà-xế dịch sang tiếng
    Chăm, truyền từ đời này sang đời khác và được thay đổi cho phù hợp với thực tiễn tín ngưỡng, đời sống XH của người chăm
    -Hệ thống thần linh
    Không rạch ròi như Bà la môn nguyên thủy mà được bồi đắp từ thế hệ này qua thếhệ khác nhờ sự cúng tế, cầu nguyện
    -Hệ thống nghi lễ
    Phong phú ,đa dạng, diễn ra quanh năm. Có thể chia ra thành các hệ thống nghi lễ
    +Nghi lễ nông nghiệp

+Nghi lễ vòng đời
+Nghi lễ mang tính công đồng tôn giáo
Lễ ka-tê là lễ lớn nhất của chăm bà-la-môn diễn ra vào 1/7 ( theo lịch chăm)

  • Chăm Bà ni và Chăm Islam
    Chăm Bà ni và Chăm Islam đều thờ 2 vị thần Alla và Muhammad đều tụng kinh Qu’ran
    Trong người Chăm phương Nam thì đạo Bà ni là đạo Islam du nhập trước, đạo
    Islam mới du nhập và thế kỉ XX
    Đạo Islam là 1 sản phẩm của người Ả rập và hiện nay đang là 1 tôn giáo có hoạt
    động chính trị rất mạnh

Chăm bà ni

Trong TK từ XII-XVI người Chăm hoạt động hàng hải rất mạnh, họ tiếp
xúc với các nước theo hồi giáo như : indonesia, malaysia. Đạo bà ni lan
truyền bằng cách này

Chăm bà ni là chăm theo hồi giáo , nhưng còn bảo lưu nhiều tín ngưỡng
dân gian bản địa và chịu nhiều ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo như thờ bò , thờ
khỉ...tạo nên hình thức biến thái của hồi giáo ở nước ta- hồi giáo Bà ni. Kiến
trúc biểu tượng của Chăm bà ni là thánh đường bà ni. Nhóm chăm bà ni tìm
cách truyền bá kinh cô ran vào dân tộc chăm bằng cách truyền tay , tìm cách
ứng dụng cho xã hội,môi trường địa phương nhưng ít thành công.

Đạo bà ni phổ biến ở các tỉnh Ninh thuận, bình thuận

Hệ thống thánh thường: Ngày xưa được làm bằng nhà tranh. Hiện nay
được tu bổ khang trang theo phong cách thánh đường nhưng không ảnh
hưởng bởi hồi giáo quốc tế. Thánh đường là nơi hội họp của các chức sắc,
các nhân sỹ tri thức bàn bạc việc làng

Hệ thống chức sắc Bà ni: Mỗi thánh đường đều có các chức sắc phụ trách
các sự vụ tôn giáo. Tầng lớp tu sĩ Bà ni được gọi chung là thầy Char . Tu sĩ Bà ni
có trang phục áo quần trắng, áo dài, cạo tọc,bịt khăn và để râu

Hệ thống thần linh và hệ thống giáo lí giáo luật: Người Chăm bà ni theo
tín ngưỡng nhất thần,chỉ thờ phụng thánh Ala và thiên sứ Mô-ha-met
Hồi giáo Bà ni khác xa với hồi giáo quốc tế, hồi giáo Bà ni không có bất kì liên lạc nào với hồi giáo quốc tế và họ cũng không chấp nhận 1 tôn giáo mới. Tuy nhiên,hệ giống giáo lý giáo luật của bà ni cũng từ kinh Cô-ran mà ra

Hệ thống nghi lễ
Đạo Bà ni thờ cúng khác với Hồi giáo chính thống, tín đồ Bà ni không làm lễ năm lần mỗi ngày. Tháng chay Ramưvan là thời gian quan trọng nhất của người Bà ni,
Nhưng người theo Bà ni không phải nhịn ăn vào ban ngày như luật Hồi giáo quy
định. Chỉ có các tu sỹ phải nhịn ăn ba ngày đầu của tháng Ramưvan. Trong tháng
Ramưvan, các tu sỹ phải tu ở thánh đường, không được về nhà và chỉ được ăn
những lễ vật dâng cúng, khi ăn cơm chỉ được dùng tay.

Chăm Islam
Là một tôn giáo của người Chăm ở vùng TP.HCM, Tây Ninh,Đồng Nai,An Giang
Chăm Islam dòng Sunni (1 phái hồi giáo chiếm 1 phần trong cộng đồng người
Chăm Nam bộ) .Tín đồ đạo Islam luôn giữ gìn nghiêm ngặt những quy định về
giáo lý, giáo luật của Hồi giáo

  • Về giáo lý:
    Tín đồ đạo Islam luôn giữ gìn nghiêm ngặt những quy định về giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính thống, thể hiện qua việc thực hành nghiêm túc 5 cốt đạo.
    Hàng năm họ có nhiều ngày lễ khác nhau như: kỷ niệm ngày sinh của Thiên
    sứ Mohammad ,ngày Mohammad trở về thánh địa Mecca, thánh lễ ngày thứ 6 hàng tuần, lễ trong tháng chay Ramadan, lễ hành hương về thánh địa Mecca, lễ đón năm mới theo Hồi lịch
  • Cơ sở thánh đường:
    Thánh đường của người Chăm Islam có dáng dấp của các thánh đường Hồi giáo trên thế giới.

Nó tôn trọng những quy định về kiến trúc cũng như cách bài trí bên trong.
Có hai loại: thánh đường (Masjid) và tiểu thánh đường (Surau). Thánh đường xây
theo hướng Đông - Tây để khi quỳ lạy tín đồ hướng về phía thánh địa Mecca. Bên
trong có hậu tẩm là nơi chức sắc Islam đứng hướng dẫn tín đồ làm lễ, có Minbar là nơi thầy Khotip giảng giáo lý. Bên góc thánh đường có tháp cao để chức sắc kêu gọi tín đồ đến hành lễ. Tiểu thánh đường còn gọi là nhà nguyện là nơi cầu nguyện và hội họp, hiện nay tại Việt Nam có 41 thánh đường, 19 tiểu thánh đường Islam, tập trung nhiều nhất ở An Giang

  • Đội ngũ chức sắc gồm có các cấp:
    - Hankim (Giáo cả): người đứng đầu trong hàng chức sắc Islam, là người am
    hiểu nhiều về giáo lý, giáo luật, có phẩm chất tốt
    - Naep (Phó Giáo cả): phụ tá cho Hakim, là người thay mặt Hakim giải quyết
    công việc khi Hakim vắng mặt
    - Ahly: là người giúp việc cho Hakim về lĩnh vực xã hội
    - Imam: là người hướng dẫn tín đồ trong buổi lễ
    - Khô tip: là người giao giảng giáo lý trong buổi lễ ngày thứ 6 hàng tuần
    Tuân (Tuol-hay còn gọi là alim): là thầy dạy giáo lý cho tín đồ.
    Phần lớn chức sắc Islam có người thân ở nước ngoài, bản thân họ ít nhất một lần thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng trong đời là hành hương viếng thánh địa Mecca và trở thành Haji / Hajah.
    Những người theo đạo Islam ở Việt Nam hiện nay có khoảng 26.000 tín đồ và 288 chức sắc Islam
    .Tín ngưỡng đa thần
    Từ đầu khai thiên lập địa chăm đã có những khái niệm về thần được gọi chung là Yang hoặc Po yang. Có nhiều loại yang, bên cạnh thần trời thần đất, người chăm còn thờ các vị thần khác như thần sông, thần biển, thần lúa
    Theo kinh nghiệm của người chăm yang ngự trị khắp nơi , không những trên trời dưới đất, ở sông biến sâu mà còn ẩn hiện ở từng bờ sông, mỏm đá. Bên cạnh nhưng yang luôn giúp đỡ bảo vệ con người còn có những loại thần gian khác luôn quấy phá , đe dọa con người mà họ gọi là ma và quỷ
    Do vậy ở họ xuất hiện các tục cúng tế cho các thần khác nhau theo cách riêng của họ

-) Tục thờ cây và các con vật
-) Tục thờ thần đất
-) Niềm tin vào những kiêng kỵ thời tiết
-) Tần dư to tem
-) Thuật chấn tà ma,cầu may,tình yêu và chữa bệnh
-)Tín ngưỡng nông nghiệp
-) tín ngưỡng phồn thực
-) Saman giáo
-) Thờ cúng tổ tiên

2. Những kiêng kỵ
Phụ nữ có thai phải kiêng kỵ khi nói năng, ăn uống, đi lại..., Sản phụ và hài nhi
phải ở trong phòng kín, tránh mọi sự tiếp xúc được hiểu ngầm là tránh kẻ ‘khuất
mặt’. Người chăm ở an giang có tập quán treo 1 màng lưới trên giường của bà mẹ
và đứa bé để bảo vệ. Còn ở Ninh thuận và bình thuận họ treo cây xương rồng
trước cổng nhà có đứa bé mới sinh.Cũng ở ddaaay người ta còn cắm 1 chiếc cọc
nhỏ trên sân, có gác cây củi cháy dở, đầu củi cháy quay vào nhà là gia đình đã sinh
con gái. Cây củi cháy dở ở đây vừa là dấu hiệu sinh con nhỏ vừa là dấu hiệ cấm kỵ người lạ vào nhà. Trong khuân viên nhà sản phụ hoặc nhà người bệnh, có tiếng cú kêu ban đêm là điềm chẳng lành. Lập tức đuổi con vật đi cangf nhanh càng tốt.
Chính vì quan niệm này cho nên người chăm ít trồng cây, mặc dù vùng cư trú của
người chăm nhiều nắng nóng, trong làng cũng không trồng cây to có bóng râm đặc biệt là cây đa- cây mà ma quỷ thường trú ngụ. Họ cũng kiêng cữ không đến những khu rừng rậm, không chặt cây to vì rừng rậm là nơi cư trú của thần linh.Họ không được oán trách thần lúa vì sợ thần lúa bay đi.Riêng thôn Bình nghĩa kieeng thịt heo vì theo truyền thuyết kể rằng làng này phụng sự vua Po bin thuer mà ông vua này kiêng thịt heo như người hồi giáo, cho nên người chăm thôn này vẫn kiêng thịt heo cho đến ngày nay.Khi nghe thấy thấy trời mưa và sấm sét họ kiêng núp núp ở bụi cậy nhất là bụi tre.Người chăm tôn sùng các con vật, coi các con vật như thần thánh , họ kiêng không gọi thăng tên con là voi, con cọp . sợ những con vật này giận giữ mà đến quấy phá người. Trong làng họ còn kiêng kỵ con nai, con đỏ chạy vào. Nếu năm nào có
những con vật này chạy vào thì báo điềm xấu, dân làng sẽ mất mùa, dịch bệnh.Vì vậy nếu những con vật này vào làng, dân làng sẽ phải làm lễ tẩy uế, làng gọi là lễ palih palei
- Ngoài những kiêng kỵ về sinh để người chăm cũng kiêng kỵ liên quan đến nghềnghiệp làm ăn truyền thống.
- Vốn có truyền thống làm nông nghiệp từ lâu đời , nghi lễ nông nghiệp được bảo
lưu 1 cách sâu sắc . các nghi lễ đó là : Lễ khai trương đắp đập , lễ hạ điền,, lễ mừnglúa non, lễ mừng lúa ra đồng
-Nghề đánh cá nước ngọt là là hoạt động kinh tế truyền thống quan trọng của người chăm ở an giang. Nhiều kiêng kỵ liên quan đến nghề đánh cá vẫn còn được giữ lại.

- Khi dựng nhà mới , người chăm ở ninh thuận, bình thuân phải tổ chức 1 số nghi lễ cúng thần , cúng thổ thần ở khu rừng sẽ đốn gỗ làm nhà; lễ đốn gỗ, khi chở gỗ vềnhà, lễ phạt mộc(lễ khởi công).

3.Lễ hội

Dân tộc nào cũng có những lễ hội của mình, lễ hội liên quan đến những quan niệm
tôn giáo
Đồng bào chăm theo 2 tôn giáo là chăm bà la môn và chăm inslam là chính nên họ
có những lễ hội liên quan đến tôn giáo đáng chs ý là lễ hôi ka-tê, lễ hội ramadan
và lễ tết haji

3.1 Lễ hội kate: Là lễ hội của người chăm cư trú tại các tỉnh nam trung bộ, theo
đạo bà la môn. Lễ hội kate- lễ hội của Người chăm bà la môn , diễn ra ngày

01/7- lịch chăm( khoảng 14,15/9 âm lịch) trong các lăng , tháp Chăm ,sau đó
chuyển về từng gia đình tổ chức lễ cúng tổ tiên trong 3 ngày. Người Chăm
rất coi trọng quan hệ huyết thống, họ hàng cũng như đời sống tình cảm của
gia đình
Trong dịp này người ta tổ chức viếng thăm nhau như những người thân tộc,bạn bè,
những người sống xa nhà tìm kế sinh nhai dịp này cũng thu xếp công việc để về
xum họp .Những cuộc ăn uống ,vui chơi thường kéo dài đến hết tháng 7(theo lịch Chăm)
Lễ hội kate thường được tổ chức trọng thể ở các lăng tháp po klong momai(khu
vực Phan Rí), các già làng của các người Raglai( tộc người cùng ngữ hệ malayo
polynesien sống ở triền đông trường sơn thuộc các tỉnh khánh hòa, ninh thuận,
bình thuận) dẫn đầu đoàn người tham gia tổ chức lễ. Vào những năm được mùa
đoàn người Raglai xuống dự càng đông, Họ mang theo vương miện,y phục của vua
chăm cùng những bảo vật trước đây trong các cuộc lánh nạn trên núi, sang
campuchia , hoàng tộc chăm đã kí thác cho họ cất giữ và lo việc thờ cúng.Nay, vào
dịp lễ kate họ mang những bảo vật đó đến dâng cúng tại các lăng,tháp cũ để dâng
các thần
Chủ lễ là thầy cả paseh(ôn dhia) với sự trợ giúp của các ông Chamnay( người giữ
lăng và đồ thờ cúng) ông kadhar( còn gọi là thầy Cò ke chuyên kéo đàn kanhi và
hát lễ ca) ông muk pajau( người chuyên dâng lễ vật)
Vào đêm cuối tháng 6, ông thầy Cả-paseh cùng với những người trong ban làm lễ
Danok( nơi cất giữ lễ vật vua) để xin được thính lễ phục cùng các đồ lễ khác đưa
lên lăng ,tháp. Vật phẩm đăng cúng gồm có : trứng gà , trầu rượu, bánh, trái cây.
Sau lời khấn của chủ lễ pô dhia, ông kadrha gru vừa kéo đàn kanhi vừa ca ngợi
công đức của nhà vua và các vị anh hùng đã có công khác, ông muk pajau lo việc
dâng lễ vật tiếp theo các ông chamnay và ông Jongui bước lên khấn mừng thần.
Trong tiếng nhạc dịu dàng các người đi theo cầu khấn theo sở nguyện, và sau khi khấn xong đều có múa dâng lễ. Lễ thinh y phục kéo dài cho đến khuya mới chấm dứt.
Lễ rước y phục nhà vua từ Danok nơi để đồ lễ của vua) lên lăng,tháp được tiến
hành vào sáng hôm sau,đi đầu là các thầy lễ trong bộ áo choàng dài trắng,đầu chít khăn trắng, tiếp theo là các thân hào nhân sĩ, các chức sắc trong làng phụ trách thờ lăng,tháp ấy rồi các kiệu trên đặt các bộ lễ phục có lọng hầu 2 bên, theo sau là 1 đoàn thiếu nữ vừa đsi vừa múa quạt trong tiếng nhạc rộn ràng tươi vui
Khi đoàn rước đến tháp, các thầy lễ làm lễ mở cửa tháp rồi tiến vào bên trong. Sau khi làm lễ tẩy uế tượng vua , ông jongui dâng lễ phục để ông po dhia làm phép
trước khi mặc cho tượng vua, còn ông kadhar thì hát lễ ca
Trong các buổi lễ, các tháp chăm lớn trong vùng như; po-klong, garai, tháp po
rome, po naga,... thường có 1 ban nhạc và 1 ban múa nữ trình diễn theo những điệu
múa chúc mừng sau khi những tu sĩ và bà Bống đã thực hiện xong các nghi lễ cần
thiết sau khi mỗi lần có nguời cầu nguyện xong. Ở đây có tục lệ là mỗi người đến cầu nguyện , van vái xong phải múa để hiến thân linh. Chính tục lệ này góp phần bảo tồn múa chăm.
Trong khi ông muk pajau dâng lễ thì ông pô dhia làm các động tác tượng trưng coi
như các vị thần đã hưởng lễ vật,giữa lúc hành lễ người ta quan sát asnhb sáng các
cây đèn làm bằng sáp ong trên bàn đặt lễ vật để đoán định được các thần có về
hướng hay không, nếu ngọn lửa rẽ làm 2 và có 2 màu khác nhau thì tức là thần linh đã về còn nếu không có hiện thượng tượng gì xảy ra thì mọi người lại tiếp tục cầu nguyện kết hợp với những động tác múa lễ , vì thế nên lễ thường xảy ra trong nhiều tiếng đông hồ. Trong lúc đó trong khuôn viên đền tháp , khách tập hợp lại thành từng nhóm: hát lễ ,cầu kinh,đang cúng ,ngâm thơ,đàn hát, tụ tập ăn uống ,hàn huyên. 1 số thiếu nữ rủ nhau đi xin chữ nghĩa của thần
Khoảng 3-4h chiều thì lễ cúng ở lăng tháp kết thúc, mọi người rời khỏi lăng, tháp
về các xóm.Những người chăm theo đạo bà la môn bắt tay vào việc tổ chức cúng
ông bà , tổ tiên tại gia đình mình. Lúc này người ta cùng thăm viếng nhau,vui
chơi,làm những món ăn dân tộc để đãi khách. Nhiều trò vui chơi được mọi người
tổ chức đông đảo người tham gia như dệt thổ cẩm, triển lãm thủ công mỹ nghệ, dệt
gốm, dự các chương trình múa nhạc,dân ca.. Cuộc vui chơi kéo dài 3 ngày liền, sau lễ kate , người dân kiêng không đi làm đến hết tháng 7

3.2 Lễ Ramadan
Là lễ của người Chăm hồi giáo Islam ở An giang, diễn ra trong thời gian 1 tháng,
bắt đầu từ 01/9 theo Hồi lịch, vào dịp lễ này người Chăm đi tảo mộ, mời ông bà tổ
tiên về dự tết, bà con họ tộc thân hữu tụ tập chúc phúc lẫn nhau, cầu tổ tiên phù hộ,

làm ăn phát đạt. Trong dịp này, người Chăm ăn kiêng- chỉ ăn trước khi mặt trời
mọc và sau khi mặt trời lặn. Tín đồ người chăm học kinh thánh Ala. Kết thúc
người thi đọc thuộc lòng kinh của vị thánh sáng tạo ra đạo Islam-thánh Ala

3. 3 Lễ tết Haji
Là lễ tiễn những người học giỏi ,có đức hạnh, có khả năng tài chính ,hành hương
về đất thánh Mecca, sau khi hành hương đến Mecca, tín đồ đó sẽ được mang tên haji trước họ,tên mình. Tín đồ không đi được Mecca thì tổ chức Haji tai thánh
đường. Tín đồ và các chức sắc đều ăn mặc đúng trang phục đạo hồi . Phần nghi lễ mang tính giáo dục đạo đức tôn giáo rất cao. Trong buổi lễ này ,các tín đồ tổ chức bữa cơm tại lễ đường , nhưng phải ăn bốc, không dùng đũa. Sau bữa cơm là thời điểm sinh hoạt của nữ giới, các cô gái đã đính hôn thì thăm nhà chồng tương lai, còn các cô gái chưa đính hôn thì đi thăm người thân hoặc tiếp bạn bè. Với các bà có con trai thì đây là dịp để xem mặt cô dâu.