Cung dầu - quân bài mấu chốt quyết định kinh tế toàn cầu

Cung dầu -  quân bài mấu chốt quyết định kinh tế toàn cầu

Tầm quan trọng của dầu mỏ

Như chúng ta đã biết không có dầu thì không có vận tải, không có hàng hóa, máy móc không thể chạy được....

Nếu nguồn cung dầu ko được đáp ứng:

  • hàng hóa sản xuất ra không thể vận chuyển (đứt gãy chuỗi cung ứng)
  • hàng hóa mới cũng ko được sản xuất (khan hiếm hàng hóa). Giá dầu tăng đẩy chi phí sản xuất tăng lên khiến cho tổng cung hàng hóa trong nền kinh tế sụt giảm kéo theo giá cả hàng hóa tăng vọt từ đó dẫn đến sản lượng hàng hóa giảm đi.
  • cung dầu tác động đến nguyên vật liệu (không có sản xuất, không có máy móc thì không thể khai thác nguyên liệu) => dẫn đến nguyên liệu (đồng, titanium,lithium, bạc, kẽm, chì, mangan,...)  cũng sẽ khan hiếm.

Chính vì thế nếu nguồn này không được đáp ứng thì sẽ không sản xuất ra được hàng hóa, vật chất trên toàn cầu.

Nguồn cung dầu

Dầu trên thế giới có 3 nguồn cung lớn:

  • Nga (dầu lửa)
  • Mỹ  (đá phiến- WTI)
  • OPEC (dầu brent)

Tổng sản lượng chiếm gần 80% sản lượng của thế giới

-Ngày 14/09/1960, các quốc gia sở hữu lượng dầu mỏ lớn đã thành lập Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ  - OPEC  bao gồm các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Xê Út và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad). Các thành viên Qatar (1961), Libya (1962), UAE (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Mục tiêu của OPEC là ổn định giá dầu thế giới ở mức công bằng,  đảm bảo nguồn cung dầu  và đảm bảo lợi nhuận công bằng cho các nước sản xuất thông qua việc điều chỉnh sản lượng dầu bán ra thị trường.

Dầu mỏ đã đặt nền tảng cho sự giàu có ở các quốc gia này. Ví dụ như Ả Rập Xê Út - “anh cả” của OPEC thì khoảng 75% thu ngân sách và 90% thu nhập xuất khẩu đến từ công nghiệp dầu mỏ.

Trong những năm đầu tiên, OPEC đã có thể quyết định giá dầu thế giới ở mức độ rất lớn, khiến nó trở thành một tổ chức có ảnh hưởng lớn về cả chính trị và kinh tế.

Tuy nhiên, trong nhiều thập kỷ qua, tổ chức này mất rất nhiều thị trường và quyền lực chính trị do các vấn đề sau:

1. Sự bất ổn của một số thành viên.

2. Tranh cãi nội bộ (đôi khi bao gồm cả chiến tranh) giữa các thành viên về chính sách giá và những khác biệt khác.

3. Thị phần giảm khi các nước ngoài OPEC khác tăng cường sản xuất.

4. Những nỗ lực bảo tồn trên toàn thế giới nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch không thể tái tạo được.

- Mỹ không có nhiều dầu mỏ thô tự nhiên (dầu Brent). Năm 1972 lượng dầu mỏ sử dụng ở Mỹ lên đến đỉnh điểm buộc nước này phải nhập khẩu dầu để đáp ứng nhu cầu trong nước.  Tháng 6/1974 Mỹ ký thỏa thuận với Ả Rập Xê Út tiêu chuẩn hóa giá dầu theo USD theo đó tất cả dầu được khai thác và bán theo đồng USD, đổi lại Mỹ sẽ cung cấp  Ả Rập Xê Út sự hậu thuẫn về quân sự, đảm bảo an ninh. Ả Rập Xê Út là nước xuất khẩu dầu nhiều nhất trong OPEC và có tiếng nói do đó tới năm 1975 tất cả dầu bán ra đều được quy ra giá USD. Từ đó vị thế đồng USD được củng cố => Mỹ và OPEC phụ thuộc nhiều vào nhau.

Vào đầu những năm 2000, nhờ thành tựu vượt bậc trong kỹ thuật khai thác dầu khí đá phiến (dầu WTI) đã đưa Mỹ từ một quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới thành một quốc gia xuất khẩu dầu và khí đốt lớn trên thế giới.  Nhờ cuộc cách mạng dầu đá phiến giúp kinh tế Mỹ hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, giữ vững vị trí cường quốc của Mỹ từ đó giảm dần sự phụ thuộc của Mỹ vào OPEC. Vị thế đứng đầu của OPEC đã bị lung lay.

-  Nga sở hữu trữ lượng dầu mỏ và khí đốt dồi dào. Trong 8 năm đầu cầm quyền của thủ tướng Putin chứng kiến GDP nước Nga tăng 6 lần. Sự tăng trưởng thần kỳ này gắn với sự tăng phi mã của giá dầu mỏ đầu thế kỷ 21. Dầu mỏ và khí đốt chiếm hơn 60% giá trị hàng xuất khẩu và góp 40% GDP của Nga. Nhờ dầu mỏ giúp Nga áp đặt ảnh hưởng chính trị trên toàn châu Âu khi cung cấp đến 50% nhu cầu năng lượng cho lục địa già thông qua hệ thống ống dẫn dầu dày đặc. Ước tính nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt nhiều nước Châu Âu như Italia, Đức chỉ tự chủ được về năng lượng trong 02 tuần trước khi rơi vào tình trạng khẩn cấp.

Sau khi bị Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt, từ năm 2016, Nga trở thành là đồng minh với OPEC, cùng với 9 nước khác cũng không thuộc tổ chức này để thành lập một liên minh kiểm soát gần một nửa sản lượng dầu mỏ trên thế giới.  Hiệp ước “OPEC+” (gồm OPEC và các nước thành viên) đánh dấu sự hồi sinh của tổ chức này, một tổ chức nắm quyền kiểm soát tối cao đối với mặt hàng thiết yếu bậc nhất của thế giới.

Tại sao giá dầu thế giới tăng liên tiếp trong thời gian dài?

  1. Do vaccine ngày càng được phủ sóng khiến các nền kinh tế mở cửa trở lại, nhu cầu sản xuất hàng hóa, phương tiện vận chuyển tăng  qua đó đẩy nhu cầu dầu mỏ lên cao và làm tăng giá.
  2. Do OPEC  hay Nga không chịu tăng sản lượng. Vào năm 2020, OPEC và Nga đã cắt giảm sản lượng khi giá dầu đi xuống nhưng cho đến thời điểm hiện tại, các nước sản xuất chính này vẫn khá chậm trong việc tăng sản lượng trở lại. Mặc dù nhiều quốc gia đã kêu gọi OPEC và Nga tăng nhanh sản lượng bởi việc giá dầu tăng mạnh sẽ ảnh hưởng đến tiến trình hồi phục kinh tế hậu dịch Covid-19. Tuy nhiên, việc giá dầu tăng lại có lợi cho những nước xuất khẩu dầu mỏ, nhất là Nga khi quốc gia này đang trong bối cảnh bị các lệnh cấm vận của Phương Tây.
  3. Thiếu than đá và khí đốt tại Trung Quốc cũng kích thích thị trường dầu mỏ khi nhiều người lo ngại các nhà máy sẽ chuyển sang chạy xăng dầu. Mặc dù một số nền kinh tế như Trung Quốc và Ấn Độ đang khẩn trương tăng sản lượng cũng như nhập khẩu nhưng chúng không làm giảm được sự lo lắng của các nhà đầu tư.
  4. Đà đi lên của đồng USD. Do thị trường xăng dầu quốc tế giao dịch chủ yếu bằng đồng USD nên khi đồng tiền này tăng giá, giá dầu cũng đi lên theo. Việc nhiều nhà đầu tư kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất hậu dịch Covid-19 đã thúc đẩy làn sóng mua vào đồng USD.

Gần đây, sau cuộc họp chính sách ngày 4/11/2021, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác (OPEC+) đã nhất trí sẽ tiếp tục tuân theo thỏa thuận hiện tại về việc tăng dần sản lượng dầu, bất chấp lời kêu gọi của Mỹ về việc tăng mạnh dầu ra thị trường nhằm “hạ nhiệt” giá dầu.

Cụ thể, OPEC+ quyết định quyết định điều chỉnh tăng tổng sản lượng dầu thô thêm 400 nghìn thùng/ngày từ tháng 12/2021.  Trong khi tháng 4 năm ngoái, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, OPEC+ đã thỏa thuận cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày và sẽ khôi phục dần nguồn cung cho đến tháng 4/2022.

Do đó trong ngắn hạn hiện tại giá dầu vẫn trên đà tăng giá.

Việc giá dầu tăng sẽ thúc đẩy lạm phát vì dầu liên quan đến hầu như mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của xã hội. Thị trường dầu mỏ phần lớn giao dịch bằng USD qua đó làm mất giá đồng nội tệ. Ở các nước châu Á không có nguồn cung dầu dồi dào, chính phủ phải mất rất nhiều tiền USD để mua dầu, các nhà đầu tư chuyển qua nắm giữ USD. Đó cũng là lý do tại sao giá đồng Yên đã giảm khoảng 3% so với đồng USD trong 9 tháng vừa qua và có thời điểm đã chạm mức thấp nhất 1 năm qua, đồng Won của Hàn Quốc đã giảm 8% kể từ đầu năm tới nay còn đồng Baht của Thái Lan giảm hơn 10%.

Hy vọng Mỹ và OPEC sớm tìm được tiếng nói chung để bình ổn giá dầu.

Nguồn tham thảo : nhiều tài liệu trên báo mạng và link phía dưới

https://cafebiz.vn/vi-sao-gia-xang-dau-the-gioi-lien-tuc-tang-cao-20211026152526862.chn