Thói quen Chủ động và Sẵn sàng trong công việc kiểm thử

Hi mọi ngừi. Lại là em, Gumiho ạ :D Hôm nay sẽ là một chủ đề khá quen mà cũng khá gần nhé ạ =))) Hy vọng qua những lời văn khô khan và cách diễn đạt "rõ ràng" của em sẽ được mọi người đón nhận và kết nạp vào "thế giới riêng" của mình ạ. Em cảm ơn.

Thói quen Chủ động và Sẵn sàng trong công việc kiểm thử

Nói về thói quen Chủ động và Sẵn sàng thì nó vô cùng rộng lớn. Vì trong bất cứ hoàn cảnh, sự việc nào cũng đều cần thói quen này. Nếu bạn luôn sẵn sàng cho mình thói quen này trong thì ắt hẳn việc gì cũng sẽ thành công.

Nhưng hôm nay mình sẽ chỉ nói về Thói quen Chủ động và Sẵn sàng đối với chuyên ngành của mình - Kiểm thử.

Cùng mình tìm hiểu nhé!

A. CHỦ ĐỘNG

Chủ động phản hồi là gì?   
  • Chủ động là tự mình quyết định hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài
  • Phản hồi là cho và nhận thông tin kịp thời.
Lợi ích của việc chủ động phản hồi
  • Trong cuộc sống: giúp ta Đi đúng hướng, Sáng tạo hơn, Lường trước được rủi ro, Mở rộng các mối quan hệ, Dễ thành công
  • Trong công việc: giúp cho Chất lượng công việc cao, Biết nhận trách nhiệm về mình, Tạo ra nhiều giá trị cho công ty, Giảm áp lực công việc, Giảm thiểu rủi ro cho công ty, Đánh giá chính xác năng lực nhân viên
Qua 2 khái niệm trên và qua dự án mình đã và đang làm, mình muốn giới thiệu tới mọi người 1 chút về luồng phản hồi. Qua luồng này, mình thấy công việc rất trôi chảy, mọi người trong nhóm có sự gắn kết và đạt được kết quả "chất lượng"

B. SẴN SÀNG

Tại sao điều quan trọng đối với tester là phải nhận thức được quá trình triển khai  
  • Hiểu được tầm quan trọng của việc hoàn thành các task trong khung thời gian dự kiến.
  • Nhìn nhận được vấn đề nếu phát sinh lỗi.
  • Có thể giảm thiểu vấn đề về non-issues khi biết checklist đã được deploy
Tại sao phải duy trì các môi trường kiểm thử khác nhau

Because:

  • LOCAL: được tạo ra và duy trì bởi nhóm Dev để viết code. Chủ yếu được nhóm Dev sử dụng để Unit Test
  • DEV: sau khi thiết kế và hoàn thành code, code được chuyển đến môi trường này cho nhóm QC để tiến hành kiểm tra
  • STG: được dùng để kiểm tra hệ thống được hoàn thành từ điểm nhìn business. Tùy vào trường hợp mà QC có thể được tiếp cận với môi trường này
  • PROD: người dùng cuối

Đọc qua 4 môi trường ở trên chắc hẳn với những người có nhiều kinh nghiệm và đã từng trải qua thì sẽ hiểu rất rõ đúng không ạ. Nhưng mình vẫn muốn nói cụ thể hơn một chút để những người mới, còn ít kinh nghiệm, sẽ hiểu rõ hơn ạ. Ở đây có 4 môi trường kiểm thử, nhưng không hẳn là dự án nào cũng sẽ có 4 môi trường này. Tuỳ thuộc vào từng dự án mà số lượng môi trường sẽ thay đổi. Và cũng không hẳn là ai tham gia vào dự án cũng sẽ được trải nghiệm hết trên 4 môi trường này.

Checklist - Trước và Sau khi deploy

Trước khi deploy:

  • Đảm bảo toàn bộ code liên quan đến checklist cần test đã được đẩy lên môi trường test => confirm với dev
  • Đảm bảo các trường hợp test đã được xem xét kỹ
  • Đảm bảo team test luôn available và kế hoạch đã được xác định
  • Đảm bảo dữ liệu test đã được xác định

Sau khi deploy:

  • Nhóm QC nên nhận được thông báo từ đội triển khai về việc deploy thành công và sẵn sàng test
  • Nhóm QC thực hiện test
  • Đảm bảo đội QC có danh sách các thay đổi được deploy  thành công và cũng không được deploy cho các mục không được lên kế hoạch
  • Thông báo sau khi đã test hoàn tất

Reference: https://docs.google.com/spreadsheets/d/19Qazl_IVWK36Cwvdsbua18urn68HAJnuuY0PZm2ediA/edit#gid=949991298